Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

TRANG BÌA






Nguyễn Quang






HÀNH TRÌNH

DÂN CHỦ







Viện Nhân Quyền Việt Nam

Chương 1 Hãy chuyển giao quyền lực một cách hoà bình trong trật tự !

Chương 1

Hãy chuyển giao quyền lực một cách hoà bình trong trật tự !

Trong một xã hội không có kỷ cương vô trật tự, những bản tin như thế này nhan nhãn đầy khắp mặt báo: 9x cướp, hiếp cụ bà 90 tuổi, nhà báo bị đốt - vợ giết chồng, chồng tưới xăng đốt cả vợ con, cô gái giết cha, con trai giết mẹ...hàng ngàn câu chuyện thương tâm từ cờ bạc, ma túy nhưng ở đây chỉ đề cập đến tiêu điểm giết người vì đó là sự kết thúc bi thảm nhất về hành vi của con người.
Đặc điểm của tình hình an ninh VN hiện tại, đó là trong thời gian vừa qua Công an bị tấn công nhiều nhất đến phơi xác trôi sông với viên Trung tá Công an ở Nghệ An thân đã sình khi dân phát hiện!
Chỉ với mấy dòng đã hiện lên bức tranh toàn cảnh Việt Nam ngày nay, một dân tộc trên danh nghĩa đến vài trăm ngàn tổ chức dân sự nhưng thật sự nó chỉ là cái đuôi của thứ nhà nước bạo quyền toàn trị. Đất nước này chưa có các tổ chức xã hội dân sự.
Một cháu đang học mẫu giáo bị cô bảo mẫu cho vào thang máy chạy lên xuống để răn đe, đầu va vào tường khiến cháu bị chấn thương sọ não phải nhập viện, nhưng nào có tổ chức nào lên tiếng ngoài những người thân của gia đình. Những Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ chỉ nhằm mục đích tuyên truyền, thứ công cụ của đảng hơn là phục vụ dân.
Đó là những quái thai của xã hội dân sự! Trẻ em vị thành niên bị lạm dụng tình dục thuộc con số cao chất ngất của hành tinh! Có cháu mới 12 tuổi đã phải sinh con! Nhiều cụ ông trên bảy mươi lại cùng hiếp dâm nhiều lần một cháu bé! Những truyện dài đau thương diễn ra như ai nấy đều quên mình làm người trên đất nước này.
-Tại Việt Nam 60 mươi năm qua không có nền giáo dục, dưới chế độ CS chỉ có bộ máy tuyên truyền!
Hầu hết các nước cho dù đang bắt đầu phát triển, các trường Đại học, các Viện nghiên cứu đều độc lập cho nên nó có vai trò của một tổ chức xã hội dân sự. Ở Việt Nam, hiện tại các tỉnh đều có Trường Đại học, ngày một nhiều hơn với các đại học tư hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng không có gì là tự trị đại học. Tất cả đều dưới sự chỉ đạo độc quyền lãnh đạo của Đảng CS, nên sẽ mãi mãi là loại trường tuyên truyền hơn là nơi truyền thụ những giá trị phổ quát theo nguyên ngữ đi cùng tính chất truyền thụ những giá trị phổ quát.
Như vậy chính ra các đại học là những tổ chức xã hội dân sự đầu tiên để mở ra tương lai cho các dân tộc, ngay từ bước khởi đầu nó đã bị làm hỏng yếu tính nền tảng của đại học.
Đại học đã không trở thành tổ chức dân sự xuất phát từ sự độc lập của các Giáo sư đưa đến sáng tạo cho Quốc gia thông qua giới trẻ, trước nguy cơ sợ trở thành một lực lượng đảng phái chính trị , một mối lo cho giới cầm quyền, nên đại học Việt Nam trở thành thứ trường đào tạo với những tri thức lỗi thời như chuyện giải thích nguồn gốc con người từ vượn người mà ra, nhưng ngày nay trên bình diện khoa học với công nghệ gene về di truyền học không thể xảy ra trong sự biến đổi yếu tố di truyền từ khỉ thành người!
Những nhà độc tài bao giờ cũng muốn ôm tất cả công việc trong tầm tay của mình hầu tóm thâu thật nhiều quyền lực càng tốt 'Quốc gia là trẫm'. Nhưng ngay trên bình diện cá nhân đã mang đầy những khiếm khuyết khi sinh ra làm người và những gì thuộc phạm vi quốc gia trải qua bao triều đại với những bài học lịch sử, có thể tóm tắt 'lịch sử chỉ toàn những chuyện đánh nhau hơn là cùng nhau kiến tạo hòa bình', nên Hoà Bình cho nhân loại trở thành giấc mơ muôn thuở của con người!
Chính sự thiếu sót của Nhà nước hay các Vương triều trước đó cho nên rất cần thiết cho sự hình thành của các tổ chức thuộc xã hội công dân. Chính các tổ chức thiện nguyện sẽ là nơi sàng lọc tự nhiên để đào thải cũng như tiến cử các công dân đi xa hơn để phục vụ có hiệu quả trong việc điều hành đất nước theo con đường phát triển tự nhiên có chọn lọc, ngược lại hoàn toàn với con đường cướp chính quyền bằng bạo lực.
Việc loại bỏ những kẻ bất tài ra khỏi guồng máy quốc gia, quả thật chỉ có thể thực hiện khi các tổ chức thuộc xã hội dân sự lành mạnh trên nền tảng thiện nguyện và độc lập. Đây chính là yếu tố quan trọng căn cơ của chế độ dân chủ.
Bàn về xã hội dân dân sự chính là lột mặt, phơi bày ra cho toàn dân thấy rõ đâu là một chế độ dân chủ đích thực và đâu là thứ dân chủ giả hiệu. Nói rõ ra là việc tôn trọng nhân quyền! Một chế độ hay triều đại có tôn trọng quyền làm người hay không thể hiện qua việc các công dân có được tự do lập hội? Chắc chắn rằng dưới bất cứ chế độ độc tài như CS không ai có quyền này, cho dù chỉ mới hình thành trong tư tưởng đã bị chụp mũ và cho vào tù vì tội danh 'Âm mưu lật đổ chính quyền' Vì với CS buộc tội là buộc từ trong tư tưởng, nghĩa là có tội từ tư tưởng mà ra hành động!
Ngày nay có những định nghĩa nhân quyền khác nhau, nói đúng ra đó là những ngụy biện về sự mạo nhận nhân quyền khác nhau, VÌ thật sự Nhân Quyền là những giá trị chung mang tính phổ quát đã được ghi trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Cụ thể như Trung Quốc bảo rằng họ lo cho cái ăn của hơn một tỷ dân đó là nhân quyền, nhưng con người sinh ra có phải chỉ vì cái ăn khi bao lâu còn có mặt ở cuộc đời?
Xã hội dân sự được định nghĩa trung tâm về các quyền dân sự, mà các quyền dân sự là các quyền phổ quát. Nếu không nhận ra được một cách rõ ràng và phân minh sẽ luôn trong sự lập lờ về sự chính danh hay ngụy biện trong sự tôn trọng các quyền cơ bản của con người.
Khắp nơi từ Huế, Sài Gòn, Hà Nội...đi đâu cũng nghe người dân bàn tán về Ai Cập, Tunusia, Cách mạng Hoa Nhài…nhất là về chuyện lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt những người yêu nước bị nhà cầm quyền công an trị đánh đập tàn nhẫn công khai!
Ở đây không cần lập lại những lời ai oán đến trả thù, chỉ mong sao như với Đường Lối Mới qua Viện Nhân Quyền Việt Nam: Chính quyền Cộng sản Việt Nam hiện nay hãy chuyển giao quyền lực một cách hoà bình trong trật tự sang chế độ dân chủ để tránh đổ máu đau thương cho đồng bào! Các 'Đồng chí' vẫn sinh hoạt đảng và thanh sạch đội ngủ càng quý biết bao để có đối trọng với Lực lượng Tự Do, Dân Chủ...Người viết tin rằng chưa chắc các 'Đồng chí' đã thua nếu thực hiện được việc làm lại chính mình, hãy can đảm lên và đừng bỏ chạy vì khách quan mà nói số đảng viên CS yêu nước ngày nay không còn mấy người, chỉ toàn cơ hội! Và nếu yêu nước thật sự cũng không còn ai theo Cộng sản nữa! Dân tộc này rất bao dung và hãy cùng nhau nhớ rằng: Chúng ta đều thuộc dòng giống Lạc Hồng, chỉ có bọn Hán gian mới nã súng vào Con Rồng Cháu Tiên này!



Chương 2 Nhân Quyền và Bất Bạo Động

Chương 2

Nhân Quyền và Bất Bạo Động

Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong thời gian vừa qua vắng dần do sự đàn áp ngăn cản của chính quyền, nhưng đánh đổi lại trước sự sôi sục vì lòng yêu nước, người dân có thể nổi lên bạo loạn bất cứ với lý do gì tại các địa phương.
 
Trước hết phải nói đến những cuộc đình công của công nhân từ Nam chí Bắc, không ngày nào không xảy ra những cuộc cuộc đình công để đòi tăng lương, cuộc sống hiện tại quá khó khăn vật giá tăng vọt từng giờ. Nổi bật nhất cũng như đau thương vô cùng, đó là người bảo vệ của một công ty theo một lệnh ngầm đã nhảy lên xe thay tài xế, tất nhiên kẻ vô nhân tính này không có bằng lái xe, y đã húc xe tải vào công nhân đang biểu tình trước cổng để đòi tăng lương, hậu quả nhiều công nhân bị thương nặng và một người chết tại chỗ!
 
Cuộc nổi dậy của toàn dân, phải nói là toàn dân vì khi chiếc xe ba gác chở xác em Hiền, 16 tuổi chết oan do sự tắc trách của các BS Bệnh viện Năm Căn, Cà Mau chẩn đoán sai và thiếu trách nhiệm, dân chúng hai bên đường trong khắp thành phố đã đổ ra lòng đường với những lời phản đối cùng hô lớn ‘Bọn bất nhân, bọn bất nhân tham nhũng…’ Thông tin chính thức trên các báo có đến 30 người đã bị bắt và sắp bị truy tố! Tất nhiên ai cũng bị quy chụp cho cái mũ hình sự, không có người nào là tù lương tâm cả dưới chế độ Cộng sản.
 
Vụ tập họp đông nhất trong ôn hòa đến chín ngàn người, đó là các tín hữu Công Giáo và Tin Lành đã hội lại để đón mừng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được phong Chân Phước. Theo nhà hoạt động nhân quyền và tự do tôn giáo lão thành Michael Benge‘vào tháng Năm vừa rồi trên 75 người Hmong Thiên Chúa Giáo đã bị sát hại. Hàng trăm người khác đã bị thương hay bị bắt giữ và đem đi những nơi không được tiết lộ’.
 
Dân oan biểu tình đòi đất đai, 1 trẻ 12 tuổi bị bắn chết!
 
Trong khi đang tập trung trước công trường nhà máy lọc dầu Nghi Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa đòi quyền lợi vì chính quyền và chủ thầu dự án tiến hành thu hồi đất, công an đã xả súng vào đám đông dân chúng khiến 2 người gục ngay tại chỗ. Sau khi được đưa đi cấp cứu, một nạn nhân tử vong và hai người bị thương nặng. Nạn nhân tử vong là một trẻ em 12 tuổi.
Ba nạn nhân gồm: chị Lê Thị Thanh; em Lê Xuân Dũng và ông Lê Hữu Nam.
Em Lê Xuân Dũng là người đã tử vong. Người nhà em đã gào khóc, kêu la thảm thiết ngay tại bệnh viện.
Ông Lê Hữu Nam 43 tuổi hiện đang chấn thương sọ não nghiêm trọng được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Chị Lê Thị Thanh 37 tuổi, người dân thôn Trung Sơn bị đạn bắn xuyên tay và đang được chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tĩnh Gia.
Người dân bị đè nén từ lâu, cuộc sống lâm vào cảnh bần cùng vì bị cướp đất, cùng với căng thẳng từ vụ việc công an xả súng vào đám đông dân chúng, rất đông dân cư ở đây đã tiến tới tư gia của ông Lê Trọng Hồng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để phản đối, bày tỏ sự tức giận. Căng thẳng dâng mạnh đã khiến những người dân này đập phá các đồ đạc trong nhà riêng của ông Hồng, mà theo họ, đó là những “tài sản nhờ tham nhũng, ăn chặn tiền đền bù của dân”.
Theo thông tin trước đó, vào ngày 18/5, tại Hải Phòng, thông qua Ban giải phóng mặt bằng, đại diện chính quyền đã thuê hơn 40 côn đồ thẳng tay tấn công phụ nữ, người già. Mặc cho nạn nhân quỳ lạy van xin, bọn côn đồ vẫn ra tay vô cùng tàn nhẫn bằng đá và gậy gộc” !
Cần nhắc thêm rằng, dự án Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn nằm trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Năm 2009, nơi này từng xảy ra vụ việc hơn 200 công nhân Trung Quốc cầm gậy gộc xông vào nhà dân đập phá, cướp bóc.
- 200 công nhân Trung Quốc “quậy” ở Nghi Sơn, Thanh Hóa! Trên Vietnamnet đã đăng tải vụ việc này.
Người ta đặt câu hỏi rằng “tại sao Chính quyền địa phương tỏ ra bất lực với công nhân TQ làm loạn, nhưng lại sẵn sàng nổ súng bắn chết dân lành vô tội? Người nông dân không thể có súng, hãy trả lời 2 phát súng ở đâu ra ? Kẻ nào đã gây ra cái chết thương tâm với em Dũng?”. Đó cũng là những câu hỏi của người Việt Nam hôm nay!
Cũng chỉ cách đây một thời gian, thông tin về việc hai em trai ở Nghệ An, Nguyễn Trung Trọng Nghĩa 15 tuổi và Nguyễn Trọng Đức 12 tuổi bị những bạn bè đồng lứa chặn đánh hội đồng trên đường đi học để trả thù chính trị do phát biểu bày tỏ nhận định của mình về nền giáo dục, về trật tự xã hội. Vụ ẩu đả này cũng do công an thực hiện, qua bàn tay của trẻ em!
Trong khi dư luận vẫn chưa hết tức giận vụ việc em Hào Anh 14 tuổi ở Đầm Dơi, Cà Mau bị nhà chủ đánh đập tàn nhẫn, hành hạ như thời Trung cổ, những tin tức, hình ảnh này sẽ gióng chuông lên một hồi chuông báo động về trách nhiệm của công an, những người bảo vệ trật tự trị an xã hội, đang không còn.
Hàng trăm dân oan miền Đông, miền Tây đổ về Saigon biểu tình!
 
Một dân oan ghi rõ danh tính “Chị Nhu: Bộ Chính trị và 63 bí thư, 63 chủ tịch của 63 tỉnh thành phải gương mẫu đi đầu công khai tài sản để toàn dân giám sát. Đảng nói được, đảng phải làm được”
 
Quá nhiều oan sai!

- Tại sao bị bắt? Tội yêu nước!
 
Câu chuyện về Ông Dương Văn Nam, một người thân cận với ông Nhượng – người đấu tranh cho dân oan, kể lại: “Tại sao anh Nhượng bị bắt, là vì đưa một số người ra Hà Nội biểu tình vì “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”, lôi một ô-tô đi đấy, kéo một số người đi đấy. Em chuẩn bị hôm nay định đi thì ông công an vừa mới xuống nhà em xong, và nếu đi thì sẽ bị bắt”.
 
“ Đấy, một là cứ đi để cộng sản bắt vào nhà tù, hai thì thôi đành phải chấp nhận ở nhà. Sự thể là như thế. Đấy, nó cũng gay gắt lắm. Nếu mà em cứ đi thì họ sẽ bắt em vào nhà giam đấy. Biểu tình Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam, đi biểu tình là vì cái ấy thôi chứ không phải chống độc tài cộng sản. Mình đi biểu tình là để đòi lại đất đai, biển đảo, nhưng là vì họ sợ Trung Quốc. Độc tài nước bé bao giờ cũng sợ độc tài nước lớn.”
 
Người dân oan quanh vùng đều thuộc làm lòng câu chuyện dám hy sinh của Ông Nhượng “Anh bênh vực cho dân oan, đấy như cái vụ chị Hoàng Thị Xây, 51 tuổi, người dân tộc Nùng, ở thôn Tiến Thắng, xã Tiến Bộ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, cái vụ mà công an viên Lý Văn Bảy của thôn này đã tổ chức người nhà của mình và bản thân mình ra bắt cóc chị Hoàng Thị Xay ở giữa ruộng…
“…Sau đó họ lột quần chị ra để xát muối ớt vào bộ phận sinh dục nữ của chị Xay!
“…Công an Bắc Giang hiện nay rất căm giận và bực tức anh Đinh Văn Nhượng vì đã xới lại cái vụ này cho dù chìm xuồng từ 3 năm rồi…
“…Thứ hai là trong cái vụ bắt năm đồng bào dân oan khi đến nộp đơn khiếu kiện ở UBND thành phố Bắc Giang, trong số năm người đó có bà Phạm Thị Hòa, Nguyễn Thị Thanh.v.v…sau đó từ trại tạm giam, Công an chở lên tận sát chân núi Yên Tử và thả ở đấy. Có 18 công an đi theo áp giải để thả đồng bào rất xa để đồng bào coi như là phải vất vả đi về. Riêng chị Nguyễn Thị Thanh bị đánh đập đến mức rạn xương mặt phải đi bệnh viện và chính anh Đinh Văn Nhượng đã cùng với đồng bào tố cáo việc này, và anh bênh vực rất nhiều đồng bào dân oan ở trong tỉnh.”
Dư luận trong nước cho rằng những cuộc bắt bớ trước ngày biểu tình cho thấy chính quyền rất lo ngại việc biểu tình chống Trung Quốc sẽ kết hợp với những nguyên do khác có thể dẫn tới một cuộc cách mạng hoa nhài thứ hai sẽ bùng nổ tại Việt Nam cho dù chỉ là những biểu dương ôn hòa trong trật tự! Người dân nhất là dân oan đã mất mát quá nhiều và thật sự cũng không ai muốn thêm đau thương mất mát ngoài cái quyền được sống trên đất nước nơi mình được sinh ra làm người!
Nhân quyền không phải làm những việc to lớn, nhưng  là những việc nhỏ có khi rất tế vi nhằm mang lại hạnh phúc cho con người. Vũ khí của người bảo vệ nhân quyền đó là những nguyên tắc từ các giá trị đạo đức phổ quát mọi người cùng công nhận như 'Hãy yêu thương đồng loại, thảo kính cha mẹ, chớ làm chứng dối, chớ giết người...'

Như vậy nhân quyền gắn liền với tinh thần bất bạo động một cách tích cực tạo nên triết lý sống đích thực nơi mỗi cá nhân hầu góp phần biến đổi xã hội ngày càng tốt đẹp. Hầu hết những người biểu tình không cầu nguyện theo tôn giáo nào cũng biết Cầu Trời: Trời kia có thấu chăng!
 
- Cầu nguyện, chính mình làm gương trước, góp ý với người trong thiện ý và tiếp tục cầu nguyện. Cầu nguyện cá nhân, theo từng nhóm và trải ra lan tỏa đến các Cộng đồng lớn nhỏ.

Cầu nguyện thuộc phạm vi gia đình:
-Cầu cho gia đình có nhiều ơn gọi, biết thương yêu nhau.
      -Cầu cho gia đình có con cái chớ sa chước cám dỗ mà hư hỏng.

Cầu cho xã hội:
        -Cầu các viên chức chính quyền từ địa phương đến trung ương minh bạch công khai
       - Cầu cho công an khu vực đến trung ương sống gương mẫu biết thương dân.

       - Cầu nêu rõ tên họ những cán bộ địa phương và trung ương hư hỏng mà chính quyền bao che trong hy vọng có sự biến đổi cá nhân và góp phần điều hành đất nước. Bao giờ các Thánh Thất, Chùa Chiền, Thánh Đường dám đứng thẳng người không phải để cầu xin ban cho, nhưng nêu đích danh những tên tham ô bán nước cầu cho họ biết trở lại với cộng đồng, đó là dấu hiệu khởi đầu của của tôn giáo ấy nhập thể trong lòng dân tộc!

Đấu tranh bất bạo động là một sự kiên nhẫn nhưng không hẳn phải lâu dài, một khi có sự cầu nguyện triệt để sẽ nhanh chóng 'từ hòn núi này chuyển sang hòn núi nọ', như chiếc vòng boomerang sẽ dội lại vị trí cũ nhiều ít do độ căng trương mạnh khi bắn đi.

Thậm chí phải chấp nhận sự trả thù bẩn thỉu vì đụng đến những cái xấu của cá nhân tạo nên sự băng hoại cho cả tập thể. Đến đây tập đoàn thống trị do khủng hoảng có thể đưa ra những quyết định sai lầm cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của người dân.

Thế nhưng để bảo vệ nhân quyền qua phương cách bất bạo động có thể thể hiện bằng nhiều phương cách khác nhau như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, bất phục tùng, hành động bất bạo động trực tiếp hoặc gián tiếp qua thời bùng nổ thông tin vô cùng thuận lợi như hiện nay.

Cuộc đấu tranh bất bạo động của các dân tộc như Việt Nam sẽ sớm thành công vì dân tộc Việt Nam vốn là một dân tộc luôn lấy tương sinh làm nguyên tắc nền tảng để sinh tồn như khởi thủy trong sự hình thành dân tộc với truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và trong suốt quá trình dựng nước luôn là sự tương tranh giữa các dòng họ, đến sự phân chia lãnh thổ với Trịnh Nguyễn phân tranh và gần nhất với Quốc Cộng đều để lại những bài học lịch sử đắt giá: càng gieo hận thù sẽ càng chuốc lấy thù hận!
 
Cho nên cuộc đấu tranh bất bạo động sẽ không nằm ở khía cạnh tiêu cực thụ động nhưng nó nhanh chóng kết thúc một chế độ độc tài nào đó nếu còn tồn tại diễn ra với dân tộc này. Chính sự quyết tâm và lòng kiên quyết qua phương pháp bất bạo động và sự phản ứng nóng vội của nhà nước độc tài toàn trị sẽ nhanh chóng kết thúc khủng hoảng.

Sự nóng vội như chuyện cái bánh vẽ qua chương trình quy hoạch Hà Nội thành chùm đô thị định hướng đến năm 2030. Dự kiến tới năm 2020, con số này lên tới 7.100-7.500 USD và phấn đấu tăng đạt 16.000-17.000 USD vào năm 2030/ đầu người (sic). Theo Quy hoạch, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011-2015 khoảng 69-70 tỷ USD. Giai đoạn 2016-2020, Hà Nội cần 110-120 tỷ USD để đầu tư! Thông tin từ website Chính phủ.
 
Một bên đầy sự kiên nhẫn khôn ngoan, có đức tin, trong khi bên kia nóng vội cho dù thừa thủ đoạn nhưng thiếu sự khôn ngoan. Chính lúc bạo lực vũ trang xảy ra với những đàn áp tàn nhẫn những người dân không một tấc sắt trong tay cũng chính là lúc quyền lực bắt đầu tuột tay khỏi bạo quyền và dần về tay nhân dân vì Thuyền là dân...Một khi lòng dân không an với bao ai oán cũng chính là dấu hiệu thuyền sắp lật!
 
Vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 và đương nhiệm Tenzin Gyatso. Đạt-lại Lạt-ma cho rằng đấu tranh bất bạo động là con đường duy nhất với Trung Quốc. Trong lịch sử hiện đại, đấu tranh bất bạo động đã trở thành một công cụ mạnh mẽ cho sự phản đối vẫn giữ được nhân tính trọn vẹn. Mahatma Gandhi đã lãnh đạo cuộc đấu tranh bất bạo động kéo dài hàng thập kỷ để chống lại sự đô hộ của Anh ở Ấn Độ và cuối cùng giúp nước này giành độc lập vào năm 1947. Khoảng 10 năm sau, Martin Luther King áp dụng thành công phương pháp bất bạo động của Gandhi trong cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người Mỹ da đen. Vào thập niên 1960, César Chávez, tổ chức một chiến dịch bất bạo động để phản đối chế độ đối với nông dân ở California. Chávez giải thích rằng “Bất bạo động không phải là không hành động. Nó không phải là sự hèn nhát hoặc yếu đuối. Nó là một việc khó khăn và đòi hỏi sự kiên nhẫn để giành chiến thắng.”
 
Đây cũng là phương pháp đấu tranh của nhiều nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam hiện nay: nhân quyền gắn liền với tính nhân bản bất bạo động!
 
 
[1] Vụ H’Mong:
 





Chương 3 Dân nghèo, dân đói, dân oan trở thành toàn dân, toàn diện!

 Chương 3

Dân nghèo, dân đói, dân oan trở thành toàn dân, toàn diện!

Chính biến tại Hà Nội ?!
Hơn một ngàn cán bộ đảng viên cao cấp thuộc trung ương đang tại chức tập trung về Hà Nội, có thể nói đây là một Đại hội Đảng bất thường, trước tình hình cấp bách hiện nay: đạo sức suy thoái tột cùng, tham nhũng tràn lan hết thuốc chữa, biên cương lãnh thổ, lãnh hải hoàn toàn bị Trung Quốc thâu tóm trong tầm tay!
Nhìn khung cảnh buổi bế mạc đại hội, qua những lời bi ai tha thiết muốn nhảy người cho cao hơn lên một chút hầu ngôn từ của Ông Tổng bí thư có trọng lượng hơn, Ông nói “Cái dây thần kinh biết xấu hổ không còn nữa” trong cán bộ đảng viên Cộng sản Việt Nam!  
Lịch sử chỉ là một sự lập lại, thật vậy khách quan mà nói buổi tề hội lần này không khác buổi meeting giữa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và các Dân biểu, Nghị sĩ miền Nam trước 1975 rồi bỏ chạy sau đó: Nguyên nhân vẫn là tham nhũng hối lộ làm nước mất nhà tan!  
Những lời chỉ trích của Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoặc đầy bức xúc của Ông Nguyễn Văn Thiệu đều có chung tâm trạng hoàn cảnh, đó là lời của kẻ không còn quyền trong tay! Tất cả đã vụt mất hết rồi và chỉ còn nói được những lời cuối cùng trên chiếc ghế không còn quyền lực cho hả dạ như kẻ hát tuồng quát lên để mọi người biết mình đang còn tại vị: Trẫm đây!
Nhưng vở tuồng của Cộng sản Việt Nam đóng suốt trong 50 năm qua, nay đến đoạn kết!
- Người quyền lực nhất hiện nay là Ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tóc dựng lên, các nếp nhăn lộ hẳn, môi hình như nhắp nháy khó ai có thể đoán là từ gì, trước những phát biểu của Nguyễn Phú Trọng chăm chăm nhìn về phía Ông!
- Lời Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta có thể làm được và làm ngay bây giờ từ mỗi đảng viên…từ chính cá nhân, tiền bạc, hậu duệ, con cái...!”
Toàn thể hội trường với 1000 đại biểu tham dự khuôn mặt lo âu, đó là các ủy viên Ban chấp hành trung ương khóa XI, Ban bí thư, Bộ Chính trị, Uỷ ban kiểm tra trung ương, cán bộ chủ chốt ở cơ quan trung ương, trong chính phủ, trong Quốc hội cũng như của 63 tỉnh thành trong toàn quốc.
Trong số này ai sẽ là người tự kiểm điểm, chịu lột xác mang hết tài sản của cải trả lại nhân dân qua Ngân khố Quốc gia! Chắc chắn không có ‘Vị Thánh’ nào cả vì Thánh hay Anh hùng chỉ được phong khi đã ngồi trên bàn thờ!
- Thưa đã có một Giám mục Lê Hữu Từ trong tuần lễ vàng, mang cả cây Thánh giá bằng vàng ra cống hiến cho Cách mạng sẽ làm gương cho quý vị ! 
Hội nghị xong ra về rồi đâu vẫn vào đó, xã hội sẽ diễn biến càng tệ hơn! Thực tế một bình ga 12 ký đã lên giá nửa triệu đồng, đây là một vấn đề gắn liền mật thiết với sinh hoạt của mọi bà nội trợ, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mọi gia đình! Khi miếng cơm manh áo không còn gì được bảo đảm, chắc chắn ai cũng muốn thay đổi!
- Dân nghèo, dân đói, dân oan trở thành toàn dân, toàn diện!
Đảng CS hiện không giải quyết được gì nữa, không anh nào tin anh nào, chỉ dòm ngó nhau để tồn tại! Vì nền tảng cơ bản đã sai lầm khi ăn nhầm phải và đã cố kéo nhau cùng ăn những thứ mà nhân loại đã vứt bỏ!
Thật là thời của trẻ mục đồng lên làm vua! Thời của tao loạn! Ăn những thứ không phải của giống người nhưng vì luôn nghĩ dại nếu không ăn sẽ chết!
Thực đơn đó là «kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin», «kiên định chủ nghĩa xã hội», «kiên định chế độ độc đảng » và «kiên định quốc doanh là chủ đạo nền kinh tế»; nghĩa là kiên định những thứ mà nhân loại đã lên án. Đó chính là gốc rễ dẫn đến suy thoái đạo đức, tệ tham ô hoành hành gây bất công xã hội, nạn cướp đất của nông dân diễn ra mọi nơi, có đến hàng trăm ngàn vụ Đoàn Văn Vươn, Hải Phòng!
Cho nên hãy vứt bỏ hết, hãy trở về với truyền thống của dân tộc ‘Đói cho sạch, rách cho thơm’. ‘Thấy ai đói rách thời thương’. ‘Rách thường cho mặc, đói thường cho ăn’! – Nguyễn Trãi.
Đó là sự khởi đầu đến với Đường Lối Mới trên nền tảng Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948, xây dựng một nền Pháp Trị tôn trọng con người!

- Công an, Quân đội vẫn giữ nguyên vị trí, ai cũng có vai trò trong một xã hội từ Hỗn mang đến Trật tự! Từ bản chất triệt hạ con người nay được giáo dục chuyển sang phục vụ con người!
-  Sự nghiêm minh, thanh sạch từ ngay chính những người lãnh đạo ở địa phương đến trung ương: Tất cả do dân bầu qua những cuộc phổ thông đầu phiếu, nhân dân chọn lựa một cách tự do, công bình dưới sự giám sát Quốc tế. 
Bên ngoài Hội nghị có tin Ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sắp sang thăm Trung Quốc, bài học lịch sử của dân tộc này nếu đúng là Minh chủ, chỉ có Vua Quang Trung giả ra mắt cái gọi ‘Thiên triều’. Chiếc áo mà Ông Hồ đã khoát lên mình để làm vật che chắn từ Nga Tàu, hệ lụy một dân tộc đến bại vong như hôm nay! Đó là những liều thuốc đắng vẫn chưa đủ trị hết bịnh nếu xây dựng đất nước từ các yếu tố bên ngoài: Sẽ không bao giờ và mãi mãi làm sao diệt được tham nhũng, thoái hóa đạo đức một khi chiếc áo ngụy tín Thiên Đường Cộng sản vẫn tồn tại cho dù là thứ bình phong để lừa phỉnh nhân dân càng thảm hại hơn!
- Hãy vứt ngay cái chủ nghĩa Mác Lê Mao lỗi thời cùng bao thứ lạc hậu khác để cùng nhau đưa dân tộc thoát khỏi bại vong, đó là bước khởi đầu như bao nhiêu lần bị mời làm việc với các phái đoàn Công An và tôi đã thẳng thắn đề nghị như vậy!
Mỗi đảng viên không thể tự cởi bỏ sự vô cảm, làm hồi phục lại dây thần kinh biết xấu hổ, vì đây là vấn đề cơ chế từ thương tầng đến hạ tầng: Con người là nạn nhân của cơ cấu và chỉ có thể giải thoát bằng một cơ chế mới nhân bản tiến bộ!
* Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI)




Chương 4 Một nền giáo dục phi giáo dục

 Chương 4

Một nền giáo dục phi giáo dục
 
“Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa”. Lời của Nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ vào thế kỷ XIX vẫn còn vang vọng đâu đây, cho dù đã sang thế kỷ 21 nẩy lên đầy những bí thư trong số các bí thư, những ông vua thời thượng trong số các vua vẫn in trong trí họ ‘không bao giờ có chuyện cái đèn dốc ngược treo trên trần mà không đổ dầu xuống đất…’
 
Nói rằng ‘vạn vật tương sinh’ không ông lãnh đạo nào tin cả, nếu có biết cũng không làm vì chỉ có triệt tiêu mọi thành phần để đảng tôi tồn tại’!
 
Ngay cả với quy luật biện chứng cũng chỉ là thứ lý luận nhằm biện minh sự hủy diệt của cái này là tiền đề cho sự phát triển của cái khác nên mọi sự diễn ra trên bình diện thực tiễn thật xót xa khi tương quan nhân ái của con người phải gạt bỏ để cốt sao cho đạt được cứu cánh! Con tố cha, vợ tố chồng trong ‘cách mạng’ cải cách ruộng đất!
 
Từ một thượng tầng kiến trúc như vậy, chúng ta sẽ không lạ với một hạ tầng như các báo đã điểm tình hình giáo dục vào dịp cuối năm học qua nhận định của báo Lao Động “Chưa bao giờ các bậc phụ huynh lại hoang mang, mất đi sự tin tưởng khi gửi gắm con em mình tại những cơ sở cả dân lập lẫn công lập như hiện nay”. Bởi vì văn hóa từ trường đến chợ và ngược lại nhưng nay ngôn ngữ ở chợ tràn ngập học đường, từ trên bục giảng với những lời thóa mạ học sinh, không tôn trọng phẩm giá con người của chính các Thầy Cô giáo. Những ngôn ngữ hàng chợ không kể hết và cũng không đáng để ghi lại chỉ xin biết rằng vào một thời dân tộc nầy có cả những hành vi hãm hiếp, dụ dỗ học sinh bán dâm xảy ra ngay từ nhà trường trong sự cấu kết với các cán bộ cao cấp của chính quyền để phá hoại đời con gái học sinh và cả nam sinh trai tráng lọt vào tay bọn quan đồng tính luyến ái!
 
‘Con người từ vượn mà ra’ đó là thứ kinh điển chết người của thuyết Mác Lê bị buộc phải học chính khóa trong nhà trường, nghĩa là ngay với các Thầy Cô trên nền tảng tự cam kết phải biết nói láo trước khi lên bục giảng vì không có giáo viên môn sinh học, lịch sử nào ngày nay không biết đó là chuyện sai lầm khi những phát kiến về gene di truyền không cho phép nói và truyền đạt như thế! Nhưng ai cũng phải nói dối kẻo mất miếng cơm manh áo nuôi sống gia đình!
 
Con người thường khởi đầu làm sao cũng kết thúc làm vậy nên chúng ta sẽ không lạ qua tường thuật của các báo đầy những lời lẽ Thầy chửi trò nhưng không quên câu “Tội nghiệp ba mẹ mấy người, cho mấy người chỉ việc ăn, học mà học ngu như bò, thà nuôi chó còn sướng hơn!”
 
Không sao, sướng hay khoái lạc cũng có nhiều trường phái khác nhau, nhưng quan niệm từ con người tối cổ là vượn người, thủy tổ của loài người theo thuyết Mác, thời việc gần với chó mèo của con người khi nhớ về cội nguồn cũng không phải là xa đường lắm!
 
Nhiều phụ huynh khi đón con chờ tan trường về, họ trao đổi với nhau đôi câu chuyện giáo dục như ‘Tôi thấy ông thầy ấy đạo mạo lắm, ăn mặc rất nghiêm chỉnh nhưng vào lớp lại có những câu tục tĩu không chịu nổi…’ Một phụ huynh khác thêm vào ‘Tôi có gặp Thầy đó và ông ta nói thẳng ‘Thầy giáo dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa mà không biết chửi rủa thậm chí dụ học trò…thì không phải là thầy giáo cộng sản vì chết là hết! Hãy về và tận hưởng đi, anh không hưởng lắm kẻ lạ khác cũng tận hưởng…Sầm Đức Sương là tấm gương…’
 
Tất cả đều lắc đầu ‘nếu con cái lớn lên không đưa đến trường, vậy đưa đi đâu…Các phụ huynh cùng nói với nhau ‘chỉ có cách về nhà theo kèm dạy dỗ chúng nó mà thôi…’
 
Người Thầy giáo kia còn nói thêm nhắn nhủ với họ, ngày nay chỉ cần vào quán net gõ mấy chữ đầu là ra hết mọi thứ, có trời mà ngăn chúng, không có lãnh tụ vĩ đại nào mà không năm thê bảy thiếp, nói tóm lại là không ‘mắc nạn’ gái như ông Chủ tịch Ngân hàng thế giới mới đây đến Bin Laden cũng chứa đầy thuốc Viagra?! Nhất là trong một nền giáo dục không giáo dục. Chiếc cặp em nào cũng muốn quằn cả vai nhưng chúng muốn ném đi rất nhanh vì không có gì gắn liền đến thực tế cho cuộc sống các em, do đó chúng ta không lạ chúng cởi bỏ luôn đến quần áo ngay trong lớp học, trong sân trường vì thâm sâu xã hội không có một nền đạo đức tự thân, nó đã bị vong thân, bị đánh mất từ tận gốc rễ của một dân tộc bởi những thứ chủ thuyết ngoại lai mang về dày xéo trên quê hương!
 
Giáo viên ngày nay từ người đứng đầu ngành giáo dục đến anh giáo thường thường đều biết ai “bớt xén phần ăn của học sinh”, “đổi tình lấy điểm”, “gian lận trong thi cử”, “đánh đập” và “xâm hại tình dục học trò”…làm hoen ố nền giáo dục quê nhà trong tiến hô hào rình rang inh ỏi ‘“ra sức thi đua” hết “hai tốt” lại “bốn tốt” có cả việc giương cao khẩu hiệu: “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” nhưng thực tế bi thương cho dân tộc, đó là ‘“ra sức thi đua” hết “hai hốt” lại “bốn hốt”?!
 
-Cả một dân tộc đang bế tắc toàn diện, vì không có những nhà lãnh đạo tầm cỡ đưa ra được một Đường Lối Giáo dục, ít ra là một, có hệ thống hẳn hoi để đối chiếu vì mọi sự đều tương đối trong sự chọn lọc. Hậu quả lâu dài đầy lỗ hổng cho dân tộc, đó là Việt Nam ngày nay không học cũng có bằng cấp và như thế càng tốt với quan niệm của tầng lớp lãnh đạo hiện nay!
 
Tại Việt Nam dưới thời cai trị của CS, ngoài chợ Cầu Muối, chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Âm Phủ, chợ Tình…còn có chợ luận văn!
 
Công việc nghiên cứu được xem như ưu tiên hàng đầu của người trí thức, của các giáo sư đại học, nhưng ngày nay tại Việt Nam nó trở thành xa lạ như không cần thiết nữa đối với giới trí thức! Mọi luận án chỉ cần sao chép và dán là xong, khởi đi làm gương từ các Giáo sư Đại học và đã để lại những vết nhơ cho nền học thuật nước nhà mang tầm cỡ quốc tế!
 
Tại Việt Nam, hiện nay mà nói những điều trên ai cũng nhận ra, xã hội bây giờ nó là như thế nhưng để nói lên tiếng nói chung không ai dám lên tiếng vì ai cũng rõ sợ những trò trả thù nhơ bẩn của những người CS. Một anh công an đã có tuổi khi làm việc đã khuyên tôi nguyên văn ‘anh viết và làm như thế chỉ hại vợ con…’Một anh khác thêm vào ‘anh ở nhà thuê chưa có cái nhà để ở mà đấu tranh đòi nhân quyền làm gì hãy lo buôn bán mà kiếm cái nhà…’ Có người gợi ý tôi đi buôn…’ Tôi bình tâm và cảm ơn, tôi niệm trong lòng ‘Lạy Phật cho con học triết lý sống của Ngài như hình ảnh Ngài tọa thiền dưới gốc cây Bồ Đề, chúng muốn nói gì cứ nói, vì phàm thế gian là vậy’. Sau đó tôi có viết bài ‘Đồng hương nhưng không đồng chí’ về mấy cán bộ Công an này!
 
Lạy Phật, người Việt Nam chúng con rất tài giỏi nhưng vì sự sợ hãi trước bạo tàn CS, giống như một cơn lốc xoái đã cuốn đi tất cả. Mong thay trong sự tĩnh lặng theo gương thiền tịnh của Ngài mà bình tâm, chúng con tin rằng những trái tim Bồ Tát trên quê hương có tràn đầy Phật tính vốn một thời thịnh trị là quốc giáo của chúng con. ‘Không có gì im lặng như một dòng sông nhưng cũng không có gì biến đổi như một giòng sông’... ‘Không ai tắm hai lần trên một dòng sông’…Câu sau của Héraclite “À ceux qui descendent dans les mêmes fleuves surviennent toujours d’autres et d’autres eaux ». [1]
 
Con đang niệm và suy gẫm về một nền giáo dục phi nhân trên quê hương con, hình ảnh rắn rít, mãng xà bao sự cám dỗ quanh cây Bồ Đề năm xưa vẫn là bài học cho dân tộc chúng con trên con đường bất bạo động bao dung nhẫn nại đến chung mãn.


[1] Fragment 12, Arius Didyme dans Eusèbe de Césarée, Préparation évangélique, XV, 20, 2.



  

Chương 5 Triết lý hồn nhiên nơi trẻ thơ

 Chương 5
Triết lý hồn nhiên nơi trẻ thơ

Nếu nói ‘phải như con trẻ mới được vào nước Thiên đường’*, có thể phần lớn trẻ thơ Việt Nam sẽ được vào Nước Trời. Các em thật hồn nhiên từ bẫm sinh cho đến lúc bị bội nhiễm những thói hư tật xấu khi càng lặn sâu vào các cánh cổng học đường, chúng càng thêm sự gian dối! Đó là một sự thật với nền giáo dục VN hiện tại. Vào những ngày cuối năm có cháu lớp Một tha thiết xin mẹ thay nhãn vở, phụ huynh mới ngỡ ngàng hỏi xem ‘con chuẩn bị sang lớp Hai, vậy thay bao bọc để làm gì, mẹ sắp mang cho các em trường Tình Thương rồi đó…’ Cháu nhắc mẹ ‘con còn phải chấm điểm thi đua vở sạch… để lớp được thành tích cao…’ Bà mẹ nhớ ra Cô Chủ nhiệm còn phải lập điểm thành tích với nhà trường…
Khi còn là một đứa trẻ, trong chúng ta đều từng có nhiều giấc mơ như thành Tề Thiên Đại Thánh, thành Siêu nhân, công chúa hay hoàng tử…mơ được làm Vua, thành Thánh, hóa Tiên làm nhiều phép thuật… quá nhiều giấc mơ Trang Tử, Lão tử!
Hãy thỏa mái đi! Mỗi thời đại con trẻ sẽ có những giấc mơ từ môi trường nhất là giáo dục gia đình! Ngày nay các em đều mê phim hoạt hình và có những giấc mơ biến thành những người bay hay đóng vai những nhân vật hoạt hình với những chú hề, vui vẻ làm sao!
Cha nào con nấy! Thầy nào trò nấy! Năm nào các nhà báo cũng có đề tài phê bình về chuyện viết văn của con trẻ qua các kỳ sát hạch cuối năm như một em học sinh chuẩn bị vào lớp Sáu viết: “Con gà nhà bà em mới đẻ được một con gà con nặng 2kg..." Vẫn biết trí tưởng tượng của trẻ thơ là vô cùng phong phú, nhưng những bài văn mô tả đến mức này thì quả thật là khiến người đọc cười thắt ruột. Đọc và chấm những "bài văn ấn tượng" ghi được từ các bài thi vào lớp 6, hoặc trong những lần hướng dẫn học trò làm bài, cô giáo, thầy giáo không khỏi bàng hoàng Chiều nào, em cũng ra công viên ngắm cảnh bình minh. Mặt trời dần xuống dốc núi
Tả con chó, học sinh viết: “Nhà em có nuôi một con chó Béc-giê to. Nó đã lập được một chiến công hiển hách. Một hôm, cả nhà đang ăn cơm, nó lao vọt sang nhà hàng xóm, lúc quay về, đầu nó lắc lư, tai vẫy ra vẻ rất kiêu hãnh. Thì ra, nó đã tha về đặt giữa nhà một thằng trộm.”Đúng là chó của Vẹm có khác!
Với đề bài tả con trâu, có học sinh viết: “Hè vừa qua, em được bố mẹ cho về thăm quê. Em nhìn thấy một bác nông dân đang làm việc trên đồng. Bác nông dân có một khuôn mặt trái xoan, mũi dọc dừa, miệng tròn xinh. Đặc biệt, làn da của bác trắng hồng rạng rỡ. Bác đang đi sau một con trâu rất béo. Bác quát lớn: Họ… họ… họ… và con trâu nghe lời bác, cứ thoăn thoắt bước đi.” Đúng là ở VN bác nào cũng là bác và bác của Vẹm có khác!
Chuyện đó là bình thường, trẻ em luôn nói thật, không dối trá như người lớn đâu, có gì nói nấy. Ngày xưa có thể chúng ta còn nhầm lẫn hơn các cháu ngày nay, thế nhưng không ai biết vì mỗi câu chuyện không vượt ra khỏi xóm làng. Còn bây giờ với công nghệ thông tin mọi việc được nhanh chóng phổ biến rộng rãi cũng đòi hỏi cái tâm chúng ta rộng mở hơn. Cứ từ từ các em sẽ trưởng thành và hy vọng nếu có những nhà giáo dục chân chính không vì những mục tiêu chính trị hay kinh doanh nhất thời, các em sẽ giỏi hơn chúng ta. Việc chúng ta dạy là cái cách quan sát thế giới xung quanh, còn cảm nhận thì tuy mỗi người con trẻ và cả chúng ta nữa - thế mới là xã hội, chứ đào tạo rập khuôn như từ trước đến nay thì làm sao đất nước phát triển được.
Tại sao các bé viết như vậy? Các em viết như thế thật sự có lỗi không?
Nếu có lỗi, lỗi này thuộc về ai? Do các bé hay do cả một lối mòn, tư duy, hệ thống giáo dục của chúng ta không thể nào thay đổi được khi nó đã ăn sâu vào hệ tư tưởng của bao thế hệ từ trước đến nay.
Đó là hồn nhiên của tuổi thơ, chúng ta cũng vậy thôi, chẳng có gì lo lắng hay phê phán. Rồi các cháu sẽ lớn và tự nhiên sẽ hiểu. Đó cũng là kỷ niệm, còn để trở thành nhà văn của tương lai biết đâu có thể...
Nền giáo dục của Việt Cộng bảo thủ và cố chấp từ rất lâu rồi, luôn luôn gọi là cách mạng nhưng chỉ thích ‘làm cách mệnh cho người khác’, còn bản thân mình thì tử thủ, chỉ trích chê bai người rất độc ác ‘chuyện người thì sáng, chuyện mình thì tối tăm’ hơn đêm ba mươi! Ví dụ, nhà em có con mèo thì tả mèo, có chó thì tả chó, có gà thì tả gà hay thích con gì thì tả con đó. Hay chuyện học thủ công cho trẻ thành phố, chuyện học nghề để được cộng điểm khi thi tốt nghiệp cấp III, phụ huynh phải buồn cười cho Bộ GD-ĐT đến xót xa cho con em của mình phải phí thời gian tuổi trẻ như bắt chúng tập kéo dây điện đường để lấy điểm, tập may vá thủ công…Trong khi công nghệ thông tin thì rất ít trường được trang bị vi tính và thuộc môn dạy thêm đóng tiền khá cao.
‘Cười gì con trẻ? Hãy cười chúng ta, người làm cha mẹ, người làm giáo dục trước đã. Xem ti vi hàng ngày, nếu chú ý sẽ được nghe những người lớn từ địa phương tới trung ương nói trong hội nghị hẳn hoi: "năm 2 lẻ 9" hoặc "năm 2 ngàn lẻ 9"..." Năm 2 lẻ 9" cách hiện tại 1.800 năm rồi; còn "2 ngàn lẻ 9" thì không xác định được trong dãy số tự nhiên đếm thời gian. Thế mà người lớn vẫn cứ nói trơn tuồn tuột trước bàn dân thiên hạ, có ai cười thắt ruột đâu? Bây giờ soi xét con trẻ hỏi có công bằng ? Trích ý kiến một phụ huynh.
Một trong những yêu cầu của văn miêu tả là phản ánh lại những gì các em thực sự mắt thấy tai nghe, thế nên những "người thực việc thực" dưới góc nhìn trẻ thơ cần phải được yêu quý trân trọng. Dạy trẻ viết trái với những điều quan sát khác nào tập tành cho các em thói xảo trá của người lớn!
Văn học là cuộc sống, do chương trình giáo dục không phải do các em! Chính chương trình GD đã thui chột sự sáng tạo ở trẻ, ngay từ môi trường đại học đến khi đi làm, các sinh viên VN đã rất vất vả luyện tập việc tư duy sáng tạo trước một vấn đề. Những lỗi của các cháu qua các bài văn hằng năm như thế không phải là sự hồn nhiên của trẻ thơ nữa, nhưng đó là sự thiếu hụt thực sự trong nhận biết của trẻ về thế giới xung quanh. ‘Chuyện Bà Trưng…nhảy xuống Sông Tiền, sông Hậu…’ Chắc rằng khi bảo các em mô tả, nói về những việc khác như mua bán, diễn viên, ca sĩ, phim ảnh, game…các cháu sẽ viết chính xác hơn nhiều…nghĩa là càng dấn thân vào môi trường giáo dục các em càng bị tha hóa bởi những kiến thức lạc lậu mà ngay chính các thầy cô hướng dẫn cũng không muốn dạy như truyền đạt lại chuyện anh hùng ‘lê văn tám’ vì thầy cô nào cũng biết đó là chuyện nói láo nhưng không thể nói thật!
Xin lưu ý các bạn, học sinh lớp Năm đã phải nhận biết được thế nào là bình minh, hoàng hôn, phải biết con mèo, con chó, con trâu…Nhưng tại sao các em lại miêu tả một cách hồn nhiên như vậy? Ai sẽ sẽ chịu trách nhiệm? Các bậc phục huynh thực sự có vấn đề hay nhận thức của các em có vấn đề, mong các nhà giáo dục phải xem lại chính mình vì hiện nay VN không có Văn hóa từ chức!
Cười vì sự ngây thơ của trẻ nhỏ và xem lại chương trình giáo dục của nước ta: Trẻ con cần sự hồn nhiên! Một sự hồn nhiên có giáo dục của người lớn!
Có gì để cười thắt ruột? Chính những câu văn đó hồn nhiên như thế mới gọi là con trẻ. Trẻ con đáng yêu! Hồi bé, chúng ta cũng đã từng bị các cô giáo dạy văn chấm bài và cho mức điểm khác nhau, kẻ cho 5 người cho 10. Chính cách dạy văn hiện nay đã dạy cho trẻ con nói dối và sự áp đặt trong lối suy nghĩ. Hãy yêu những gì tự nhiên và hồn nhiên!
Không có gì đáng buồn! Đọc những câu văn trên, có khi thấy rất thú vị và rất hay! Chúng ta đừng vội kết luận, nếu có ‘muốn khóc’ chăng đó là một môi trường giáo dục đang tạo ra những chú gà công nghiệp’. Theo tôi, những bài văn của các em có nội dung rất trong sáng, hồn nhiên, ít sai về chính tả, ngữ pháp. Chỉ hơi buồn cười một chút vì các em, chắc là sinh ra và lớn lên ở thành phố, chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với cuộc sống nông thôn nên tất nhiên thiếu hiểu biết về phong cảnh tự nhiên, cuộc sống nông thôn.
Điều này, các em có thể tích lũy dần dần. Điều đáng bàn ở đây là chúng ta cần tăng cường giáo dục kiến thức thực tế cho các em. Định hướng cho các em viết đúng, miêu tả đúng về văn phạm, kiến thức xã hội, tự nhiên...những gì các em cảm nhận được, thấy được từ thực tế.
Các bài văn đáng yêu! Tôi thấy vấn đề viết văn của trẻ như thế là bình thường, không có gì đáng lo ngại! Hồi xưa, tôi còn không viết được như thế! Nhưng lớn lên, tư duy và thế giới quan sẽ thay đổi, cảm nhận cũng khác. Tôi nghĩ rằng trẻ có tình cảm hay không, không phải là phụ thuộc vào việc học văn, viết văn hay, mà là không khí ở gia đình, môi trường sống của chúng. Sự kiên trì phân tích và dịu dàng của cha mẹ giúp trẻ tự tin, mạnh dạn và giàu tình cảm. Làm sao chúng có thể hiểu "mặt trái xoan" nó đẹp như thế nào, dùng để mô tả cho đối tượng nào, đẹp hơn mặt trái...dừa, dứa, đu đủ như thế nào?! Đọc văn của trẻ con, tôi chỉ có thể ôm chúng, cười mà hôn chúng, và để ý khi chở chúng đi ra phố, sẽ chỉ cho chúng biết các gương mặt trái xoan là như thế nào’. Ý kiến của một phụ huynh gởi đến Tòa soạn.
Chính chúng ta cần nhìn lại cách giáo dục,trẻ không biết về thực tế như đạo diễn làm phim khoa học viễn tưởng. Những câu văn trên theo tôi là rất tự nhiên của trẻ khi những con vật, đồ vật hay một sự việc mà em chưa biết tới. Các bạn hãy xem các phim khoa học viễn tưởng thì thấy ngay điều đó. Con người chưa biết được trên không gian vũ trụ có sự sống hay không nên mặc sức tưởng tượng: Con người ngoài hành tinh với nhiều mẫu tàu vũ trụ với nhiều hình dáng...

Đối với những trẻ đã thấy con vật rồi nhưng miêu tả và so sánh cũng khá lí thú nữa huống gì chưa thấy. Tôi đã thấy một bài văn tả về con vật của một em HS như sau: " Nhà em có nuôi một con lợn, nhìn nó như Trư Bát Giới.." và em đã kết luận bài văn:" Cuối năm mẹ em bán con lợn và mẹ em nói rằng nuôi lợn lỗ hơn nuôi gà".
Quả thật đầy ấn tượng khi với tuổi lên 10, một cháu tả con đường, hơi triết lý một chút, song chúng ta ai cũng sẽ thích câu trả lời: “Nhà em ở trong trường nên không có con đường đến trường”. Rất trong sáng của em học sinh 10 tuổi! Cái sai lầm nằm ở chỗ thuộc Bộ giáo dục về một đề văn tả một buổi bình minh mà em ấn tượng nhất, với loại đề tài này cho SV đại học văn chưa chắc đã làm nổi. Đặc biệt đưa khái niệm "ấn tượng" mà lại là "ấn tượng nhất" ra đề cho học sinh lớp 5 thì lạ thật. Vì vậy, chúng ta cần dành nhiều thời gian với con trẻ gần gũi và cởi mở, giới thiệu cả về nông thôn lẫn thành thị. Từ đó, để trẻ con hiểu rằng dù ở đâu cũng có cuộc sống tốt, có người thân yêu, khí hậu, thời tiết, động vật nuôi, cây cối, cảnh vật.v.v...thường xuyên được giới thiệu.
- Xin quý vị lớn tuổi đừng dành hết bình minh để các cháu phải tìm kiếm bình minh một cách hồn nhiên vào lúc ‘hôn hoàng’!
Những lỗi sư phạm khác, đó là tại sao cho trẻ em thành phố tả về nông thôn và có khi bắt trẻ em nông thôn lại tả về thành thị. Hãy để trẻ em cảm nhận đươc chính môi trường các em đang sống. Làm sao các em học sinh ở thành phố biết chuyện hun khói chống muỗi cho trâu bò mỗi khi trời bắt đầu chạng vạng tối? Và cả chuyện lấy phân chuồng ủ cho mục gọi là hoai để bón đất thêm màu mỡ?
Bây giờ, thử bảo các bậc cha mẹ tả con tàu vũ trụ xem là ai tả buồn cười hơn. Chắc chắn rằng các em sẽ tả sinh động hơn các cụ đó. Ngay trên những trang mạng nếu những người viết báo thực sự có tâm huyết với tiếng Việt thì hẳn không thể không nhận thấy những lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp xuất hiện nhan nhản mỗi ngày trên cả báo viết lẫn trên truyền hình. Những lỗi đó tai hại hơn mấy câu văn của học sinh nhiều, vì trước hết, chúng thuộc về những người "chuyên nghiệp"; thứ hai, đối tượng của chúng là đông đảo dân chúng. Nếu không nghiêm khắc với những lỗi như vậy thì chẳng mấy mà toàn dân sẽ chẳng còn ai nói đúng, viết đúng Tiếng Việt.
Tất nhiên từ học đường, cách viết văn của học sinh hiện nay có vấn đề?
Bài viết trên có lẽ mới chỉ nói lên một phần về cách thức viết văn của các cháu học sinh tiểu học hiện nay. Các cháu đã được các cô giáo hướng dẫn sử dụng bài văn mẫu một cách quá lạm dụng. Các cháu không có sự tư duy của riêng mình trong cách viết văn.

Những điều bài viết trên nêu ra hiện nay rất phổ biến. Chúng ta đừng nên cười con trẻ, mà phải xem lại chính mình; chúng ta đã máy móc áp dụng phương pháp giáo dục cách đây mấy chục năm nên đã lỗi thời, làm khó cho trẻ. Hãy nhìn lại xem, chúng ta đã bắt trẻ miêu tả cái mà các em không biết, hoặc chỉ nhìn thoáng qua, chưa sờ thấy và chưa bao giờ có cảm xúc với con vật, hiện vật đó, vì nhà em không có. Vậy thì làm thế nào để các em tả được. Không thể mãi mãi với cái tật dạy con trẻ nói láo theo kiểu của tuyên truyền’ trẻ em ở Củ Chi đã bắn hạ mấy xe tăng bằng các loại tên tre…’
Hãy bỏ ngay cái tật nói láo, nói láo dù dưới hính thức gì và cho là cần thiết nhưng trong lãnh vực giáo dục đều là những liều thuốc độc với con trẻ! Hậu quả chúng ta sẽ đón nhận những hệ luận: ‘Nhà em có nuôi 1 ông nội, ông em rất cao to vạm vỡ, tóc ông trăng như tuyết, làn da ông mịn màng ngốn tay ông dài như tháp bút...’ Đó là sự kính trọng sẽ dành cho chúng ta khi vào những ngày nào đó ‘tre già măng mọc’ !
Phương cách giải quyết:
-Vấn đề giáo dục của VN chỉ cần trả lời cho câu hỏi duy nhất: đến bao giờ thì người học mới được tự do tư duy và giáo viên đủ trình độ để dạy người học tư duy?


*Mt 19 13-15; Lc 18 15-17



Chương 6 Thảm trạng giáo dục Việt Nam

 Chương 6

Thảm trạng giáo dục Việt Nam
 
Ngay từ bây giờ, vấn đề không còn là chuyện chủ nghĩa Mác đã chuyển biến đất nước được những gì nhưng hãy xem học thuyết này đã biến đổi tha hóa dân tộc này đi về đâu. Ở đây và bây giờ theo quy luật duy vật biện chứng ‘xét hiện tượng mà biết bản chất’ trên lãnh vực giáo dục.
 
Vào mẫu giáo khó hơn vào đại học!
 
Tại Việt Nam thật là căng thẳng đối với các bậc phụ huynh trong cuộc chạy đua vào các trường mầm non công lập mà vốn theo tuyên truyền dưới chế độ CS ‘của cải sẽ như không khí, con em được nhà nước chu cấp ăn học không mất tiền bạc’ ?! Thực tế chỉ có tại Việt Nam mới dùng từ ‘Tuyển sinh Mầm non’. Các báo đều ghi ‘Các trường mầm non ở Hà Nội bắt đầu mở cửa tuyển sinh cho năm học mới, nhưng “cuộc đua” ghi tên vào học đã được các bậc phụ huynh khởi động trước cả tuần lễ.’
 
Quý phụ huynh cũng phụ họa ‘năm nay chỉ tiêu tuyển sinh của trường Mầm non đã vượt quá chỉ tiêu, nhiều người đăng ký học cho 2, 3 cháu…’ Nhiều người còn đùa ‘Đó là đã kế hoạch chặn đứng sinh sản thường xuyên…’ Nhiều gia đình bận công ăn việc làm nên phải thuê người xếp hàng hay quá ngao ngán cảnh trắng đêm chờ đợi lấy số thứ tự nên đành bấm bụng xin cho con học ở trường tư thục. Nhưng đó là những nhà có điều kiện. Còn đa số công nhân viên, dân lao động không có tiền cho con học ở trường tư thục học phí mỗi tháng trên 2 triệu, gấp mấy lần trường công…Thế thì còn đâu nữa để gia đình sống qua bữa!
Cả nhà đi xếp hàng, chuyện thi cử ngày nay với các sĩ tử mầm non đến cả bố mẹ phải lều chõng, một phụ huynh thuật lại ‘Bà nội ra xếp hàng từ 15 giờ chiều ngày hôm trước, đến 19 giờ tối thì mẹ cháu thay ca cho bà về tắm giặt ăn nghỉ. Mẹ cháu “trực” đến 23 giờ 30 phút thì đến lượt cháu ra điểm danh và chờ đến 3 giờ sáng sẽ có ông nội ra thay cho về ngủ đến sáng. Bảy giờ sáng hôm sau, mẹ cháu lại ra thay cho ông nội và tiếp tục xếp hàng chờ nộp đơn xin học”. Người này trông có vẻ khá nhiều kinh nghiệm!
Câu hỏi được đặt lên, tại sao ai cũng chen lấn như vậy, thậm chí mất công mà không được việc, câu trả lời thật rõ ràng, đó là dân số tăng nhanh song điều kiện mở rộng trường lớp không là bao nhiêu, cốt lõi của vấn đề là xã hội hóa giáo dục càng chậm hơn, biết bao tư nhân nhiệt tình muốn làm giáo dục nhưng rất khó khăn và nếu có mở được trường tư cũng là một sự cấu kết để kinh doanh trong giáo dục!
Quả là thảm cảnh giáo dục!
 
Qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông vừa rồi với những gì không hay đến tệ hại đã có nhiều ý kiến đặt vấn đề nên bỏ các kỳ thi này chỉ tội cho các em chăm chỉ học hành và tốn phí ngân sách quốc gia khi tất cả các Hội Đồng thi đã thỏa thuận với nhau dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục đó là cách chấm MỞ - nghĩa là thí sinh làm cách nào cũng đậu, miễn là đừng chống chế độ, chống Tàu!
 
Khi mọi sự bị lộ vì ‘Không ai thắp đèn mà để dưới gầm giường’, địa phương đổ vạ trung ương và tất nhiên lệnh trong chế độ CS bao giờ cũng là lệnh ngầm vì ‘với những người CS chỉ có chủ trương chứ không có chính sách’, mọi chuyện chỉ cần đạt mục đích bất kể phương tiện!
 
Địa phương nói: “Bộ GD-ĐT cho phép”, theo ông Trần Trọng Khiếm - Giám đốc Sở GD-ĐT Cần Thơ, việc này Bộ GD-ĐT đồng ý cho các tỉnh trao đổi với nhau để đi đến thống nhất cách chấm môn ngữ văn theo hướng mở nhưng vẫn bám sát đáp án, biểu điểm của Bộ. PV Thanh Niên hỏi: “Bộ GD-ĐT có cho phép các sở họp lại và cùng ký vào biên bản thỏa thuận hay không?”. Ông Khiếm trả lời: “Bộ GD-ĐT cho phép anh em họp bàn để thống nhất cách chấm theo hướng mở. Bộ cho phép đàng hoàng, không có gì là lén lút, giấu giếm cả. Bộ có cho phép anh em mới dám làm!”.
 
Chuyện hỗn mang trong giáo dục trở thành căn bệnh đã di căn chỉ chờ ngày cả hệ thống đó bị vứt vào sọt rác như các nước CS Đông Âu đã làm, không có loại thuốc nào kể cả toa thuốc của Ngài Michael Michalak, Cựu Đại sứ Mỹ trong nhiệm kỳ vừa qua, với chủ trương ưu tiên hàng đầu về giáo dục trong quan hệ Việt Mỹ!
 
Trở lại chuyện VN, cho dù Bộ Giáo dục cấm giáo viên dạy thêm cho chính học sinh của mình nhưng cứ mỗi đầu năm học phụ huynh nào cũng băn khoăn lo lắng về việc giáo viên ép học sinh học thêm, đến cơ mang học ngày học đêm, học trong học ngoài và nếu không học các em sẽ bị sách nhiễu đủ điều kể cả chuyện sỉ nhục học sinh!
 
Đến bậc đại học, cao đẳng là một câu chuyện buồn của dân tộc: luận văn tốt nghiệp được sao chép một cách như ‘vô tình’ từ thầy đến trò, nhiều trường đã lo chạy hợp thức hóa các loại bằng thạc sĩ, tiến sĩ dù đó chỉ là thứ bằng của trường ma và học dỏm! Nhưng mọi sự trong mặc nhiên như Mao Trạch Đông phát biểu ‘Trí thức không bằng cục phân’ là vậy!
 
Sách giáo khoa thời sai sót những vấn đề nền tảng, mỗi năm là một dịp thay sách mới, có như vậy mới chia nhau miếng đỉnh chung giáo dục rồi hưởng lợi. Giáo dục tại Việt Nam tham nhũng chỉ đứng sau Công an theo Tổ chức Minh bạch Thế giới! Hiện tại có tin công khai qua các công báo “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015” với kinh phí 70.000 tỉ đồng” khiến cả nước bàng hoàng, thất kinh. Chính những nhà giáo từng soạn sách giáo khoa trước đó đã phản đối kịch liệt nhất vì ai cũng rõ việc chi tiêu cho công việc này như thế nào trong nhiều năm qua. Vấn đề quan trọng không chỉ đối với các nhà chiến lược, song ai cũng nhận thấy đó là Đường lối giáo dục! Việt Nam hiện không có những nhà sách lược để áp dụng những gì đã có sẵn từ các đại học khác trên thế giới, hà tất bàn đến đã có nhà chiến lược nào chưa về giáo dục!
Đáng lý ra người dân ai cũng mừng trước con số thành quả giáo dục đạt 100% từ Mầm Non, Tiểu học đến Trung học, Đại học, nhưng càng sinh lo lắng, phản ứng vì nó chỉ là những con số ảo của một nền giáo dục đã thành bệnh kinh niên: Nói Láo!
- Quy định khi chấm thi “Không tính lỗi chính tả. Không yêu cầu viết thành đoạn văn”. Vậy 12 năm nhọc công dạy dỗ học sinh tiếng Việt làm gì để bài thi tốt nghiệp không tính lỗi chính tả!? Đó là nội dung biên bản thống nhất hướng dẫn chấm thi môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 của 11 tỉnh ĐBSCL.
-Đó là thành quả của hàng loạt sai lầm trong các sách giáo khoa như “giun hô hấp bằng mang, cá chép thở bằng phổi...” Tất nhiên là hệ lụy khôn lường với các thế hệ tương lai!
 
- Hệ lụy khôn lường khi một Đại chủng sinh phải trả lời câu hỏi sau trong kỳ thi sát hạch khi làm bài triết học: "Đạo CG lấy bác ái làm đường lối truyền bá Phúc Âm. Người CS áp dụng đấu tranh giai cấp để bành trướng chủ nghĩa. 2000 năm rồi, GHCG mới thuyết phục được một tỷ người vào đạo. Còn chủ nghĩa CS chỉ trong vòng 50 năm đã chinh phục được một nửa thế giới. Vậy hãy so sánh xem đường lối nào hữu hiệu hơn, và anh chọn đường lối nào?"  Nếu chọn bác ái làm con đường thực hành chức linh mục sau này thì hãy đợi đấy! Còn nếu chọn đấu tranh giai cấp xem như đã bán linh hồn cho ma quỷ. Cho dù là chuyện nín thở qua sông, nhưng một khi đã bán linh hồn rồi còn gì nữa không bán được! Đó là thảm họa cho chương trình đào tạo Linh mục tu sĩ tại VN và có lẽ tại quê hương này chỉ có Dòng Đồng Công Cứu Chuộc là khước từ thứ giáo dục phi nhân bản này!
Từ chủ thuyết một đàng làm một nẻo, nên tại học đường bài học lý thuyết một đằng, bài tập một khác: cụ thể về môn toán, sách soạn giải tích lớp 12 chương trình nâng cao, trang 57 có ghi: “Chú ý tập xác định của hàm số lũy thừa y=xa  tùy thuộc vào giá trị của a. Cụ thể: Với a nguyên dương, tập xác định là R; Với a nguyên âm hoặc bằng 0, tập xác định là R{0}; Với a không nguyên, tập xác định là (0;+∞)”. Ông Hà Văn Chương, giáo viên Trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn (TP.HCM) cùng nhiều giáo viên cho biết: “Trường hợp a không nguyên, tập xác định là (0;+∞)  là sai”. Quý vị đã chứng minh: Tìm tập xác định của hàm số y=(1-x)  ở trang 60 để giải ta có: y=(1-x)   = nên hàm số được xác định «» x ≠1 trong khi đó đáp số trong sách trang 151 là (-∞;-1) , đây là kết quả sai...cùng biết bao sai lầm khác không kể hết!
Lẫn lộn giữa Tú Xương và Nguyễn Khuyến!
Cô Nguyễn Thị Bích Thuận, giáo viên ở Q.Tân Bình, TP.HCM liên lạc với Báo Thanh Niên phản ánh lỗi sai sót hết sức cơ bản trong cuốn 162 bài văn chọn lọc dành cho học sinh lớp 7 của Nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP.HCM. Cô dẫn chứng: ở dòng 26 trang 11 có nội dung: “Hay như Tú Xương cũng có bài thơ Khóc Dương Khuê để nói lên tình cảm của mình với bạn...” Trong thực tế bài thơ này là của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Do đó một chuyện lạ khác cũng chỉ xảy ra tại Việt Nam: học tại chức nhưng nhận bằng “chính quy”. Trên các báo đều phổ biến: ‘Sinh viên hệ vừa làm vừa học tốt nghiệp năm 2010, nhận bằng vào tháng 1-2011 của trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng hết sức ngỡ ngàng khi nhận bằng ghi loại hình đào tạo là “Chính quy - vừa làm vừa học”.
Trả lời về việc này, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Hiệu trưởng trường Hồng Bàng cho biết: “Do khóa này chưa nhận được bằng mới để cấp, phải cấp bằng cũ. Trong phôi bằng cũ, tất cả các mẫu đều có ghi chữ chính quy, vì thế phòng đào tạo linh động đề xuất lên phó hiệu trưởng được ghi thêm dòng “vừa làm vừa học” vào loại hình đào tạo”. Trên thực tế, ở mẫu bằng cũ trước tháng 9-2010, mỗi loại hình đào tạo Bộ GD-ĐT đều có phôi bằng tương ứng, vì thế giải thích của lãnh đạo trường ĐH Hồng Bàng là không thỏa đáng!
Về trường hợp Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Sài Gòn (SAIMETE) trong nhiều năm qua, chỉ có một mình hiệu trưởng tự tay ký tên đóng dấu, không ai có quyền hết! Đó là ông Phạm Phố - Hiệu trưởng kiêm Chủ tịch HĐQT, đã tự ý cho vay số tiền lớn, tương đương 44,6% vốn cổ đông của nhà trường mà không có tài sản thế chấp, không thông qua Hội Đồng Quản Trị cũng như Đại hội cổ đông và nguy cơ mất số tiền lớn rất cao!
- Nay VN có thêm từ đậu oan, chấm oan…chết oan! Xin ghi lại mấy nỗi niềm của dân oan từ tệ nạn giáo dục:
- “Tôi lo lắng không biết có chuyện chấm thi lại hay không. Trong khi ngày thi ĐH cũng gần kề. Con tôi đang đi ôn thi ở Cần Thơ, điện thoại về cháu rất lo lắng, bởi môn văn và toán cháu làm không được tốt lắm”. Lời Chị Nguyễn Anh Thư, một phụ huynh ở Cà Mau.
- “Thi xong, em cũng không tự tin là mình đậu tốt nghiệp, chứ đừng nói với số điểm cao. Giờ mà chấm lại, thì đúng là “bi kịch” cho em, mà ngày thi đại học lại sắp đến. Bạn bè em đứa nào cũng đang lo lắng, có hay không chuyện chấm thi lại”. Lời của thí sinh Lê Thanh Toàn, ở Cà Mau.
- Một giáo viên tham gia chấm thi thất vọng: “Với hướng dẫn chấm thi môn văn của 11 tỉnh ĐBSCL, thí sinh chỉ cần có viết chữ là có điểm. Môn văn mà điểm 8, điểm 9 đầy cả ra. Nhìn kết quả điểm thi của lớp tôi dạy, tôi thấy nhiều em đậu... oan”.
- GS-TS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng trường ĐH Tân Tạo “Ngày xưa học sinh tốt nghiệp tú tài đã có thể đi làm nuôi sống gia đình. Còn bây giờ học sinh tốt nghiệp tú tài ra trường không thể làm được gì”.
Quả là một vũng lầy trong giáo dục VN ngày nay, môn nào cũng chấm mở hết chỉ còn một cái mở nữa mà chính quyền CS sẽ không bao giờ chịu mở, nên người dân phải tự vùng lên để mở cửa Tự Do, Dân Chủ cho Việt Nam!
Tài liệu tham khảo:
-Nguồn Kinh Thánh Tân ước
-Nguồn các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ Online.